Bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì
Biết được rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì, kiêng gì sẽ giúp cải thiện tình trạng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Vậy đâu là những thực phẩm tốt cho người bệnh? Đâu là những thực phẩm người rối loạn thần kinh thực vật cần kiêng? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác.
VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG VỚI CHỨNG RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT
Với bất kỳ một bệnh lý nào, dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao đề kháng mà còn hỗ trợ rất nhiều trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, chuyển hóa.
Rối loạn thần kinh thực vật là một bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng cơ thể, bao gồm: tiêu hóa, bài tiết, nhịp tim, huyết áp,… Muốn điều trị hiệu quả chứng rối loạn này, ngoài việc sử dụng thuốc, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là hết sức quan trọng. Nhất là với những trường hợp gặp vấn đề về tiêu hóa, huyết áp cao,… do hệ quả của bệnh gây ra.
Việc lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Hỗ trợ tiêu hóa tốt, ổn định huyết áp, nhịp tim…
- Tăng cường miễn dịch, phòng tránh nhiều bệnh tật.
- Hỗ trợ chức năng não bộ.
- Tránh làm nặng hơn các triệu chứng bệnh
RỐI LOẠN THẦN KINH THỰC VẬT NÊN ĂN GÌ?
Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, khi bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn các thực phẩm thuộc nhóm sau:
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin B
Các vitamin nhóm B như B1, B6, B9, B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Vitamin B1 giúp chuyển hóa carbohydrate, tăng cường sức khỏe thần kinh và tim. Trong khi đó, B6, B9, B12 kích thích tiết homocysteine để tăng nhịp tim.
Ngoài ra, các vitamin B cũng tham gia và quá trình tái tạo hồng cầu. Thiết hụt vitamin B là nguyên nhân gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, căng thẳng,…
Các thực phẩm giàu vitamin B người bệnh có thể bổ sung như: chuối, ngũ cốc, óc chó, các loại đậu,…

Ăn các thực phẩm giàu protein
Protein rất cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Không chỉ cung cấp năng lượng, protein còn tham gia vào quá trình sản xuất, hình thành các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh.
Chính vì vậy, người bệnh rối loạn thần kinh thực vật nên bổ sung protein trong chế độ ăn hàng ngày. Trong đó, ưu tiên các loại protein có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa,…). Đây là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của não bộ và các dây thần kinh.
Bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 và omega 6
Nhiều nghiên cứu cho biết, omega 3 và omega 6 là những thành phần thiết yếu cho sức khỏe thể chất và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, chúng cũng liên quan đến hoạt động của tim mạch, cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Sự thiếu hụt omega 3 và omega 6 là nguyên nhân khiến hệ thần kinh kém phát triển, gây suy giảm trí nhớ, trẻ nhỏ kém thông minh, còi xương,…
Omega còn được đánh giá cao trong kiểm soát cholesterol và triglycerid, ổn định huyết áp, phòng tránh ung thư. Đây đều là những triệu chứng nguy hiểm do rối loạn thần kinh thực vật gây ra.
Người bệnh có thể bổ sung omega 3 và omega 6 thông qua các loại thực phẩm:
- Các loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá trích.
- Các loại hạt: hạnh lanh, đậu nành, hướng dương,…
- Các loại dầu thực vật: dầu hạt cải, dầu bắp, dầu đậu nành,…
Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là thực phẩm nên dùng hàng ngày dù bạn có bị bệnh hay không. Ở những người rối loạn thần kinh thực vật gây táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… Bổ sung nhiều rau xanh là cực kỳ cần thiết để cải thiện tình trạng này.
Một số loại rau xanh tốt cho người bệnh:
- Cải thảo.
- Rau chân vịt.
- Súp lơ xanh.
- Rau ngót,…
Nên ăn trái cây bổ sung vitamin C
Vitamin C chứa nhiều lợi ích không chỉ với sức khỏe mà còn trong làm đẹp. Bổ sung vitamin C giúp cơ thể tỉnh táo, tinh thần minh mẫn. Với người bệnh rối loạn thần kinh thực vật, có sức đề kháng suy giảm, gặp vấn đề về tim mạch, nhất định không thể bỏ qua vitamin C.
Vitamin C chứa nhiều trong các loại trái cây như: Cam, dâu tây, kiwi, ổi, việt quất, bưởi,…
Bình luận