Tác hại nguy hiểm của bệnh trầm cảm

Theo tổ chức y tế Thế giới WHO ghi nhận Trầm cảm là căn bệnh phổ biến và là gánh nặng bệnh lý đứng thứ 2 của toàn thế giới, ở Việt Nam số người tự tử hàng năm vì trầm cảm ước tính khoảng 36.000 – 40.000 người (cao gấp 4 lần so với tử vong bởi tai nạn giao thông).

Xét thể mặt sức khỏe thể chất

Ban đầu, người bệnh không còn muốn chăm sóc cho bản thân kể cả về vẻ bề ngoài đến sinh hoạt tối thiểu cho thân thể.

Nếu kéo dài, hàng rào miễn dịch sẽ không thể đủ sức chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường và biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

  • Tim, ung thư, tiểu đường,…
  • Đau đầu, mất ngủ kéo dài
  • Suy giảm ham muốn tình dục
Tác hại của bệnh trầm cảm
Tác hại của bệnh trầm cảm

Xét về mặt tâm lý, tư duy

  • Mất dần khả năng tập trung và lối tư duy tích cực.
  • Mất trí tuệ và phát triển bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm.
  • Lạm dụng các chất kích thích, gây nghiện để tìm sự thoải mái dù là ngắn hạn.
  • Thu hẹp cuộc sống, mối quan hệ xã hội, trở nên cô lập một mình.
  • Tự làm hại chính bản thân mình bằng cách tự tử hoặc luôn nghĩ tới sự chết chóc, bạo lực.

Đối tượng dễ rơi vào tình trạng trầm cảm

  • Người vừa trải qua một tổn thương thực tổn: chấn thương nặng ở não bộ, …
  • Trải qua một sự kiện khủng hoảng lớn gây sang chấn tâm lý: ly dị, phá sản, nợ nần, mất đi người thân, gia đình hay con cái không hòa hợp, bạn đời ngoại tình, áp lực công việc quá lớn,…
  • Phụ nữ trước hoặc sau khi sinh con (chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các nguyên nhân gây trầm cảm)
  • Học sinh/sinh viên đang chịu nhiều áp lực về học tập và thi cử.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh

Bình luận